Sốt xuất huyết: Điều trị đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Tình hình sốt xuất huyết đang tăng mạnh với nhiều ca nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.

Do đó, chủ động nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết rất quan trọng, bởi điều trị kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

⭐ 🔆Bạn có thể nhận biết sốt xuất huyết thông qua một số đặc điểm sau:

+ Sốt cao trên 39 độ C liên tục 2 – 3 ngày hoặc dài hơn. Đồng thời, việc uống thuốc hạ sốt không có tác dụng.

+ Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn.

+ Đau đầu và hốc mắt, các khớp khiến toàn thân rã rời, uể oải.

+ Nổi mẩn đỏ, phát ban trên da từ nhẹ đến nặng, gây ngứa ngáy.

+ Chảy máu ở nhiều vị trí như chảy máu mũi, chân răng, nướu lợi, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đi phân máu hoặc phân đen,…

Sốt xuất huyết khiến người bệnh mệt mỏi, sốt cao kéo dài, thậm chí li bì nhất là với trẻ nhỏ, người già.

📌Để chăm sóc người bị sốt xuất huyết, đặc biệt khi chăm sóc tại nhà cần phải lưu ý:

+ Hạ sốt: Lau mát bằng khăn ấm, lau liên tục và tích cực. Khi cần hạ sốt bằng thuốc, sử dụng paracetamol theo đúng chỉ định của bác sĩ. KHÔNG ĐƯỢC DÙNG Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt.

+ Ăn: Sử dụng thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, ấm nóng giàu dinh dưỡng. KHÔNG sử dụng thức ăn nguội lạnh, có màu đen, đỏ, nâu.

+ Uống: Nên tích cực uống nước, nên sử dụng nước mát để bù vào lượng nước đã mất do sốt cao, ăn uống kém, có thể uống các loại nước dinh dưỡng từ trái cây, sữa để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

>> Nếu xuất hiện các dấu hiệu trở nặng như sốt li bì, nôn ra máu, thở dốc, đau bụng, tụt huyết áp,… cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất.


Do những dấu hiệu khởi phát của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do đó, khi nghi ngờ, người bệnh nên chủ động làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Các xét nghiệm cơ bản người bệnh cần thực hiện để chẩn đoán và phát hiện bệnh sốt xuất huyết gồm:

– Kháng nguyên Dengue NS1;

– Kháng thể IgM;

– Kháng thể IgG

Bài viết liên quan